Có một số bạn học viên đã từng hỏi mình rằng tại sao các ly nước ép được các bạn ép từ trái cây tự nhiên nhưng khi để ra ngoài không khí trong khoảng một thời gian ngắn thì lại bị tách lớp khá nhanh.
Vậy tại sao nước ép bị tách lớp? Và nước ép tách lớp có thể sử dụng được hay không?
- Rau củ hay trái cây có thành phần chủ yếu là nước (khoảng trên dưới 80%), công đoạn ép rau củ/trái cây là cách để lấy được nước cùng chất dinh dưỡng (juice) có trong rau củ/trái cây đó ra ngoài để làm thành thức uống. Đây cũng là nguồn gốc chính của việc tách tầng ở nước ép.
- Trường hợp nước ép tách lớp theo kiểu phân tầng - phần juice ở bên trên màu nhạt, phần juice dưới đáy ly có màu đậm hơn và có sự lắng cặn: đó là phần cặn xơ, hay còn gọi là lớp các chất dinh dưỡng có trong rau củ/trái cây được ép không tan được và nặng hơn nước nên lắng đọng xuống đáy ly. Và tùy vào loại rau củ/trái cây mà độ lắng cặn khác nhau. (Trường hợp này thường gặp khi juice được ép bằng máy ép chậm)
- Trường hợp nước ép tách lớp theo kiểu kết tủa - phần trên nước ép có hiện tượng kết tủa nổi lên trong khi bên dưới màu juice lại rất trong (gần như giống nước): đây là trường hợp mọi người hay gặp phải vì khi sử dụng máy ép nhanh (máy ép li tâm) các cấu trúc của rau củ/trái cây bị phá vỡ, không còn giữ được sự ổn định của các chất dinh dưỡng và nước nên nhẹ hơn và nổi lên trên bề mặt.
Điều này cũng có nghĩa sử dụng máy ép nhanh sẽ tiêu tốn một lượng lớn chất dinh dưỡng có trong rau củ/trái cây hơn so với việc sử dụng máy ép chậm. Nhưng việc đó không đồng nghĩa juice từ máy ép nhanh khi gặp hiện tượng kết tủa là có vấn đề, các bạn vẫn có thể sử dụng nước ép bị cách tầng kết tủa bằng cách khoáy đều lại hỗn hợp.
Hi vọng qua bài viết này, các bạn đã có thêm cái nhìn chính xác hơn về việc ép trái cây và áp dụng vào công việc hằng ngày của các bạn.
***
Aroma Training Center
106 Lý Nam Đế, Kim Long, Huế
0234.3590059
0 Bình luận